Lực cắn Cắn

Một con hà mã đang há miệng rộng

Lực cắn là sức mạnh của những cú cắn, lực cắn của động vật được đo bằng hai phương pháp chính là phương pháp trực tiếp, tức là đo trực tiếp bằng những cú cắn của động vật một cách đơn thuần, lực cắn mạnh tới đâu ghi nhận tới đó và cách thứ hai là phương pháp tương đối, tức quy chúng về những đơn vị tương quan so với kích thước, trong lượng cơ thể và cấu trúc hộp sộ quai hàm để xác định và sử dụng phương pháp phân tích hồi quy. Để xác định độ mạnh của cú cắn, có một công thức là lực cắn hay lực sát thương (BFQ) là công thức được tính bằng phương pháp phân tích hồi quy của các vết thương từ của lực cắn của một con vật bằng hệ quy chiếu đơn vị Newton chia theo khối lượng cơ thể của nó và được thông qua kg.

Lực của những cú ngoạn liên quan mật thiết đến kích thước và trọng lượng cơ thể của các loài động vật. Sẽ không có gì để bàn cãi khi những con vật to lớn tạo ra những cú ngoạm với lực mạnh hơn những sinh vật nhỏ bé. Tuy nhiên, nếu đưa chúng về cùng một trọng lượng, sẽ dễ dàng nhận ra loài vật nào sở hữu cú đớp khủng khiếp hơn[1]. Tuy các loài vốn nổi tiếng với những cú đớp kinh hoàng như cá mập trắng, linh cẩu hay cá sấu tạo ra những vết cắn mạnh hơn nhưng nếu so sánh ngược lại với trọng lượng cơ thể chúng, cú ngoạm đó lại trở nên thiếu ấn tượng. Với hệ quy chiếu này, cá hổ piranha còn dễ dàng vượt mặt cả loài quái vật thời tiền sử, khủng long bạo chúa Tyrannosaurus rex và những con cá mập Megalodon, một loài quái vật khổng lồ làm chủ các đại dương trong nhiều thiên niên kỷ[1].

Thông thường sức mạnh lực cắn được hỗ trợ bởi cấu trúc của hộp sọ, thông thường ở các loài thú, cấu trúc hộp sọ càng lớn, hoặc hộp sọ tròn cho phép có lực cắn mạnh hơn. Cấu trúc của quai hàm, quai hàm càng khỏe thì lực cắn (nghiền) càng mạnh, độ mở rộng của quai hàm cho phép khả năng há miệng rộng để thực hiện cú táp. Độ rộng của miệng, cấu trúc của hàm răng (số lượng răng, độ chắc của răng, độ sắc của răng, độ dài của răng, đặc biệt là nanh), lực cắn còn được hỗ trợ bởi một cơ cổ khỏe mạnh, cũng như tư thế tấn công, nó cũng khác biệt khi sự hung dữ điên cuồng của con vật sẽ cho ra một cú cắn mạnh hơn khi một con vật đang chơi đùa. Một điều lý thú là loài rồng Komodo tuy to lớn và mồm to nhưng lực cắn rất yếu, chỉ bằng một con mèo nhà, tuy vậy chúng lại có nọc độc, chúng sẽ tạo ra vết xước cho con mồi bằng hàm răng lởm chởm, sau đó kiên nhẫn chờ và đi theo con mồi, chúng chờ con mồi nhiễm trùng và tụt huyết áp rồi kiệt sức chế.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cắn http://www.bbc.com/vietnamese/culture_social/2015/... http://www.bbc.com/vietnamese/culture_social/2015/... http://dogbitesinformationandstatistics.blogspot.c... http://www.ingentaconnect.com/content/tandf/ghbi/2... http://www.academia.edu/239888/Bite_forces_and_evo... http://www.csupomona.edu/~aklappin/Alligator%20Bit... http://utweb.ut.edu/hosted/faculty/mmeers/res/trex... http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/chuyen-la/ac... http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/ho-tasmania-... http://intern.forskning.no/dokumenter/wroe.pdf